CHUYÊN MỤC

Tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống dịch bệnh động vật

12/03/2024
Từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận 19 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 14 tỉnh, thành phố, tăng 10 ca so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023, tỉnh Gia Lai ghi nhận 14 trường hợp người tử vong do bệnh dại, là tỉnh có người tử vong cao nhất cả nước). Đồng thời, từ ngày 17/02/2024 đến ngày 06/3/2024, bệnh Lở mồm long móng tại thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang làm 11 con bò mắc bệnh; ngày 04/03/2024 đến ngày 06/3/2024, tại làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang có 17 con lợn bị bệnh, chết do bệnh Dịch tả Lợn Châu Phi. Nguy cơ các dịch bệnh như Lở mồm long móng, Dại, Dịch tả lợn Châu Phi,… có thể phát sinh và lây lan rộng trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Để chủ động ngăn chặn các ổ dịch bệnh phát sinh, khống chế ở diện hẹp từ đó giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn số 770/SNNPTNT-CCCNTY đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
Untitled.png
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ổ bệnh ở diện hẹp, triển khai các biện pháp bao vây khống chế dịch bệnh để hạn chế lây lan; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong việc triển khai các biện phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (thú y, y tế) và UBND cấp xã thực hiện quản lý, cho khai báo đàn chó, mèo nuôi, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo trên địa bàn; lập sổ quản lý chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông tại đia bàn cấp xã; yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; có biện pháp xử lý đối với các hộ nuôi chó, mèo không chấp hành quy định về việc nuôi chó, mèo.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi đối với người nuôi, chó mèo: Khi nuôi chó mèo phải làm chuồng, khu nuôi nhốt riêng, nếu không có chuồng, khu nuôi nhốt thì không nuôi chó, mèo; khi cho chó, mèo ra nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm, người dẫn dắt; khi phát hiện những tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo thả ra nơi công cộng không có dây xích, rọ mõm, người dẫn dắt thì báo ngay cho lực lượng chức năng để kịp thời xử lý. Về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại động vật trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, giết mổ chó, mèo và các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức phù hợp. Đã nuôi chó, mèo nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc xin dại định kỳ theo quy định (01 lần/năm); khi bị chó mèo cào, cắn phải thông báo cho người nhà và đến ngay cơ quan y tế để được hướng dẫn điều trị dự phòng; khi phát hiện hộ nuôi không tiêm phòng vắc xin dại định kỳ cho chó, mèo phải có biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện thực tế. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh Dại cào, cắn, thú y cùng với y tế hướng dẫn xử lý người bị chó, mèo cào cắn và người nhà các biện pháp xử lý kịp thời, tổ chức thu thập, sàng lọc thông tin để xác định các đối tượng cần phải theo dõi, điều trị dự phòng; đồng thời, theo dõi, sàng lọc thông tin để lấy mẫu đối với chó, mèo gửi xét nghiệm và triên khai các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế. Huy động toàn thể các tổ chức, lực lượng như Công an, Mặt trận, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Y tế, Thú y, những người có uy tín, già làng, trưởng bản tăng cường kiểm tra, giám sá tình hình dịch bệnh, giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý kịp thời các trường hợp động vật nhiễm, nghi nhiễm bệnh Dại và tổ chức kịp thời các giải pháp phòng, chống bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Ưu tiên bố trí để tiêm phòng Lở mồm long móng cho đàn trâu, bò; tiêm phòng dại chó, mèo và dự phòng vắc xin, kháng thanh điều trị dự phòng dại ở người; huy động từ nguồn xã hội hóa các tổ chức, cá nhân để tiêm phòng cho đàn chó, mèo, điều trị dự phòng khi bị chó, mèo cào cắn.
                                                                                        Kiều Nhung
 

Other


Thông tin bản quyền

Cơ quan: huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3846107 - Fax: (0269) 3846428 - Email:ubndducco@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm:
Lê Văn Thịnh - Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Đức Cơ
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 23 tháng 5 năm 2018  của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
handle_cert.png