CHUYÊN MỤC

DOANH NGHIỆP ĐỨC CƠ ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN

25/08/2023
Thưa quý vị và các bạn! Là một trong những địa phương có tiềm năng về kinh tế nông nghiệp; những năm qua, huyện Đức Cơ đã từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong quá trình này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đồng hành cùng người nông dân và liên kết để cùng phát triển. Phản ánh nội dung này, phóng viên Trung tâm VHTT&TT huyện Đức Cơ có bài viết sau đây, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!
Untitled.png
Ảnh minh họa
Huyện biên giới Đức Cơ với hơn 72 nghìn héc ta diện tích tự nhiên, trong đó phần lớn là diện tích cây công nghiệp dài ngày. Những năm qua, Đức Cơ từng bước phát triển dựa trên lợi thế về nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể và các công ty thuộc Binh đoàn 15. Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã đồng hành cùng người nông dân, đồng hành với nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững, lâu dài. Từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã một sản phẩm-Ocop thì vai trò của doanh nghiệp càng được thể hiện rõ. Thực hiện các chương trình này, doanh nghiệp đã đồng hành, hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Ocop.
Ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức cơ cho biết thêm: “Những sản phẩm này thì hiện nay đang từng bước trước hết phục vụ cho cơ sở sản suất nâng cao thu nhập vừa rồi chung tôi thống kê mỗi chủ thể số lượng bình quân lao động từ 2 đến 12 người trong một cơ sở thu nhập bình quân tầm 8 đến 9 triệu trên người trên tháng. Ngoài ra những cơ sở này cũng liên kết để tiêu thụ một phần nông sản của địa phương từ đó giá thành thu mua nôn g sản của người dân ổn định hơn, đồng thời quảng bá sản phẩm trên địa bàn huyện”
Huyện Đức Cơ có tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, về cơ bản người nông dân vẫn canh tác theo phương thức truyền thống nên hiệu quả không cao. Việc đầu tư ồ ạt, mở rộng diện tích cây ăn quả cũng khiến nông dân đối diện với những nguy cơ rủi ro. Trước thực trạng đó, UBND huyện đã làm cầu nối để doanh nghiệp liên kết với nông dân. Huyện đã tích cực mời gọi các doanh nghiệp, đầu tư, liên kết trồng cây ăn trái, liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị và liên kết trong việc thu mua hạt điều. Vài ba năm trở lại đây, việc liên kết giữa huyện với Hợp tác xã nông sản xuất khẩu Bắc Tây Nguyên, tập đoàn Lộc trời đã từng bước phát huy hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nông dân, hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất và tìm hướng đi mới mang tính bền vững. Năm 2022, hợp tác xã công nghệ cao Gia Lai đã ký kết với UBND thị trấn Chư Ty, triển khai chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sầu riêng. Sau khi ký kết, HTX đã vận động nông dân tham gia vào chuỗi liên kết để tập trung sản xuất, thực hiện chuẩn quy trình theo hướng hữu cơ. Đội ngũ kỹ thuật của Hợp tác xã trực tiếp xuống tập huấn, phổ biến kiến thức và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Hợp tác xã cùng đồng hành, tích cực hỗ trợ để xây dựng Mã số Vùng trồng cho 29 héc ta sầu riêng.
Ông Đoàn Văn Khánh-Giám đốc hợp tác xã Công nghệ Cao Gia Lai chia sẻ: “Đầu tiên thì hợp tác xã liên hệ với chính quyền địa phương, hai bên cũng thống nhất đi đến ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác xã cũng phối hợp với hộ nông dân thị trấn vận động tuyên truyền bà con những hộ có diện tích sầu riêng đã có thu hoạch hoặc chưa có thu hoạch vận động bà con vào trong hợp tác xã và quy hoạch vùng nguyên liệu từ đó để đề xuất pháp lý vùng trồng làm mã số vùng trồng. trong năm qua thì ghợp tác xã cũng đã làm xong mã vùng trồng ”
Khi tham gia vào quá trình liên kết sản xuất với Hợp tác xã Công nghệ cao Gia Lai, ngoài việc được đội ngũ kỹ sư tận tình hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng, người nông dân còn được mua phân bón theo hình thức trả chậm. Bà con xã viên cũng được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để chăm sóc vườn cây tốt nhất và đem lại hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Thanh Sâm-Tổ dân phố 1, thị trấn Chư Ty, xã viên hợp tác xã Công nghệ cao gia lai chia sẻ: “khi mình chưa vào thì mình làm nó mơ hồ , mập mờ bởi vì ai bầy đâu mình làm đó nó chưa có kiến thức cụ thể, khi mình vào đây rồi có kỹ sư người ta giúp đỡ tận tình cần gì là người ta cầm tay chỉ việc hưỡng dẫn cụ thể về chăm cây theo cquy trình bền vững nói chung so với những năm trước đạt hơn nhiều”
Giải quyết việc làm cho nông dân và lao động ở vùng nông thôn là một trong những vấn đề được lãnh đạo huyện hết sức quan tâm. Vì vậy trong những năm gần đây, huyện luôn kêu các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh đầu tư để phát triển kinh tế và tạo việc làm cho nông dân tại chỗ. Các xã, thị trấn trong huyện cũng triển khai nhiều biện pháp để tạo việc làm cho lao động địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương của Binh đoàn 15, đồng hành cùng với địa phương trong xây dựng nông thôn mới, từ năm 2022, Công ty 75-Binh đoàn 15 đã đưa gần 200 lao động trên địa bàn huyện đi làm việc tại 4 đội sản xuất của đơn vị tại huyện Ia Grai. Đây là những đội sản xuất thuộc khu vực biên giới đang thiếu lao động và có mức thu nhập bình quân hơn 10 triệu đồng/tháng. Số lao động này chủ yếu từ xã Ia Lang, Ia Dơk và Ia Krêl.  Khi tham gia làm việc tại đây, công nhân có mức lương, ổn đinh, được bố trí nơi ở, hỗ trợ tiền điện và nhiều chế độ phúc lợi khác.
Đại tá Hoàng Kim Tỏa-Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty 75-Binh đoàn 15 nói: “Chúng tôi đã phối hợp với cấp uỷ chính quyền các cấp trên địa bàn tích cực tuyên truyền vận động nhân dân về mục đích, ý nghĩa việc làm của công ty. Đồng thời chúng tôi đã thực hiện các biện pháp thiết thực để hỗ trợ ban đầu cho bà con mới được tuyển dụng như nhà ở, tiền ăn. Đồng thời chia khoán vườn cây cho bà con tiếp cận và tổ chức lao động sản xuất được ngay, bên cạnh đó ở địa bàn huyện đức cơ chúng tôi vận động thêm bà con sáng lao động bên khu vực huyện Ia Grai để đảm bảo nhu cầu việc làm cho bà con nâng cao đời sống kinh tế cho bà con”
Vợ chồng Chị Rơ Mah H’Quý-Làng Đo, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ được Công ty 75 nhận vào làm tại đội 18 từ năm 2022 đến nay. Chị Quý cho biết, trước kia ha vợ chồng đã làm nhiều việc nhưng đồng lương ít ỏi, không đủ chi tiêu trong gia đình. Hai vợ chồng làm đủ việc nhưng vẫn thiếu trước, hụt sau. Từ khi được nhận khoán vườn cây tại đội 18, tháng nào hai vợ chồng cũng giành dụm được khoản tiền từ 10 triệu đồng trở lên. Điều vui nhất của anh chị là khi làm việc bên Ia Grai, vợ chồng được đơn vị bố trí nhà ở tập thể, được hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt và rất nhiều ưu đãi khác. Thời kỳ cao điểm lương của hai vợ chồng đạt hơn 30 triệu đồng mỗi tháng.
Chị H’Quý- Làng Đo, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ chia sẻ: “Nhà gia đình khó khăn nghe mấy người nói qua đây làm ăn được đơn vị giúp đõ rất nhiều công việc ổn định, thu nhập cũng vậy nên ở đây làm”
Hiện nay, huyện Đức Cơ đang thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và triển khai nhiều chương trình, dự án hướng đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với hướng đi phù hợp, Đức Cơ đang từng bước xây dựng nền nông nghiệp thực sự bền vững, trong đó có vai trò của doanh nghiệp và nông dân. Về lâu dài, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, huyện Đức Cơ sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và nông dân cùng liên kết phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
 
                                                                                  Minh Châu
 

Other


Thông tin bản quyền

Cơ quan: huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3846107 - Fax: (0269) 3846428 - Email:ubndducco@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm:
Lê Văn Thịnh - Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Đức Cơ
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 23 tháng 5 năm 2018  của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
handle_cert.png