CHUYÊN MỤC

quatrinhhinhthanhphattrien.png
 
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
1. Vị trí địa lý:
Trước năm 1991 thuộc huyện Chư Păh. Từ khi huyện Đức Cơ được thành lập, Ia Krêl là một trong bốn xã được huyện Chư Păh giao cho huyện mới Đức Cơ.
Xã Ia Krêl có vị trí nằm về phía Đông Bắc,cách trung tâm hành chính huyện Đức Cơ 2 km. Ranh giới được xác định:
Phía Bắc : Giáp xã Ia Tô, huyện Ia Grai;
 Phía Nam: Giáp xã Ia Lang và Ia Kriêng;
 Phía Đông : Giáp xã Ia Din;
 Phía Tây : Giáp xã Ia Dơk và Thị trấn Chư Ty.
2. Địa hình:
Xã Ia Krêl Địa hình đồi núi cao phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống suối và khe cạn tương đối dày, địa hình nghiên dần từ Đông sang tây, thấp dầntừ Bắc xuống Nam, địa hình được hình thành nhiều giai đoạn kiến tạo địa chất xảy ra mạnh dẫn tới có nhiều đất gãy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều kiểu đại hình, ở phía bắc phổ biến là dạng địa hình đồi lượn sóng và núi thấp trung bình, độ dốc tương đối lớn đại bộ phận trên 50 – 70, bị chia cắt mạnh bởi khe cạn suối.
3. Khí hậu và thủy văn:
Xã Ia Krêl chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, thuộc khí hậu Tây Trường Sơn, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, có các đặc trưng như sau:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.300 - 2.400 mm; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 21,70C; nhiệt độ cao nhất 34,80C; Độ ẩm trung bình năm: 83,1%; độ ẩm trung bình thấp nhất: 58,7%; độ ẩm trung bình cao nhất: 96,4%.
        4. Tài nguyên:
        4.1. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 5.305,86 ha; trong đó: Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp: 4.435,42 ha; Đất phi Nông nghiệp: 795,6 ha; đất chưa sử dụng: 74,84 ha.
        4.2. Mặt nước: Các sông, suối trên địa bàn xã chủ yếu là các suối nhỏ, ngắn, nên việc khai thác các nguồn nước từ các sông suối vào sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã khá hạn chế.
        4.3. Nước ngầm:
        Qua điều tra khảo sát nguồn nước ngầm của xã tồn tại dưới 2 dạng là trong các khe nứt, lỗ hổng và trong các đới phong hoá và nằm ở 2 tầng chính sau:
        - Phần nước nằm ở tầng nông: nằm ở độ sâu 5m -17m, lưu lượng giếng khoan đạt từ 0,5lít đến 2,5 lít/giây; đây là tầng nước để khai thác; tuy nhiên lượng nước nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu cấp nước đơn lẻ.
        - Tầng nước sâu: Nằm ở độ sâu trung bình từ 150m - 220m, độ sâu của mực nước từ 8m đến 15m, có nơi lên đến 25m; ở độ sâu này chất lượng nước rất tốt, lưu lượng nước thay đổi theo mũi khoan từ 0,1 - 6,5lit/giây.
        Nhìn chung, nguồn nước ngầm trên địa bàn xã là khá phong phú, nếu được điều tra nghiên cứu, khảo sát thăm dò đánh giá trữ lượng cũng như quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn nước ngầm một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
5. Về nguồn nhân lực
Toàn xã có 1.905 hộ/8.371 khẩu; Trong đó: Dân tộc kinh có 1.340 hộ/5.360 khẩu, chiếm tỷ lệ 70%; Dân tộc thiểu số có 565 hộ/2.260 khẩu, chiếm tỷ lệ 30%.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (405 hộ) chiếm 22,2%. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người 27,07 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 theo điều tra đa chiều  hộ chiếm 12,3%, cận nghèo 120 hộ chiếm 6,1%.
 

Thông tin bản quyền

Cơ quan: huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3846107 - Fax: (0269) 3846428 - Email:ubndducco@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Văn Thịnh- Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Đức Cơ
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 23 tháng 5 năm 2018  của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai