CHUYÊN MỤC



Tuyên truyền tháng cao điểm vận động người dân phòng chống dịch Covid-19

04/08/2020
Sáng ngày 01/8/2020, tại hội trường UBND xã Ia Dom. Đảng ủy, Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh phối hợp cùng Đảng ủy, UBND xã IaDom tổ chức Lễ phát động tháng cao điểm tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân phòng chống dịch bệnh covid-19 trong tình hình mới, trên địa bàn xã Ia Dom.
z2002893636761_6cf407fef38580333b0d8467d8d9beb3.jpg
về dự có lãnh đạo, chỉ huy hai đơn vị, cùng các ban ngành, đoàn thể xã, công an, dân quân xã, các già làng, thôn trưởng, người có uy tín cùng một số hộ dân trên địa bàn, số lượng 50 người. Tại buổi lễ đơn vị còn tổ chức tuyên truyền bằng PowerPoint và tổ chức ký cam kết, cuối buổi lễ đơn vị tặng xã 500 chiếc khẩu trang.
z2002871925502_1049a19d5d7622472114df2ced0812f4.jpg

 
 
1. Người bị bệnh COVID-19 có biểu hiện gì?
Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, đau cơ; đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
2. Bệnh COVID-19 tác hại như thế nào?
Bệnh gây mệt mỏi, trường hợp nặng xuất hiện viêm phổi; khó thở do viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng các cơ quan. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 2 - 14 ngày. Bệnh thể gây ra tử vong.
3. Nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì phải làm gì?
Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở cần đeo khẩu trang thường xuyên và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
4. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh thì phải làm gì?
Nếu bị ho, sốt mà có khó thở dù khó thở nhẹ mà trong vòng 14 ngày trước đó, người bệnh có đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm COVID-19 thì ngay lập tức phải đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Cần gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
5. Bệnh COVID-19 lây lan như thế nào?
Virus lây truyền từ người sang người qua 3 đường chính: Giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus.
6. Phải làm gì để phòng, tránh lây nhiễm COVID-19?
-  Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
- Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
-  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.
- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
7. Vì sao phải rửa tay bằng xà phòng? Vì sao khi rửa tay với xà phòng cần phải rửa tối thiểu trong 30 giây? Thế nào gọi là rửa tay khô?
- Rửa tay bằng xà phòng làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.
- Vì đây là thời gian tối thiểu để thực hiện đủ 6 bước rửa tay. Mặt khác, muốn tăng hiệu quả sát trùng của xà phòng thì cần thời gian để hóa chất trong xà phòng tiêu diệt tác nhân gây bệnh trên tay.
- Rửa tay khô là biện pháp sát trùng bàn tay bằng dung dịch rửa tay chuyên dụng mà không cần rửa lại bằng nước. Các dung dịch rửa tay khô thường chứa cồn, sau khi sát trùng tay cồn bay hơi nên tay khô trở lại mà không cần lau hoặc sấy.
8. Nên vệ sinh cá nhân như thế nào để đề phòng lây nhiễm COVID-19?
Để phòng lây nhiễm COVID-19, cần vệ sinh cá nhân tốt. Đây là biện pháp dự phòng không đặc hiệu. Vệ sinh cá nhân gồm:
- Vệ sinh bàn tay: Luôn giữ bàn tay sạch sẽ; rửa tay thường xuyên.
- Vệ sinh thân thể: Tắm rửa hàng ngày. Dù vào mùa đông, vẫn cần tắm rửa hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh có thể bám trên da.
- Vệ sinh quần áo: Quần áo là nơi tác nhân có thể bám vào (như nước bọt), vì vậy cần thay quần áo thường xuyên và giặt bằng xà phòng.
- Vệ sinh tóc: Tóc dài, tóc rối… là nơi có thể chứa mầm bệnh (qua nước bọt người bệnh). Vì vậy, nên cắt tóc ngắn, với nữ giới nên cuốn hoặc búi tóc gọn gàng, gội đầu hàng ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh có thể bám trên tóc.
- Vệ sinh móng: Không để móng tay, móng chân dài. Móng tay, móng chân là nơi có thể chứa mầm bệnh COVID-19, do đó luôn cắt ngắn móng tay, chân và vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh.
9. Không khai báo, che dấu dịch Covid-19 bị xử lý như thế nào
Covid-19 là danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10. Tung tin giả về dịch bệnh Covid-19 bị xử phạt như thế nào?
Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân là một trong số các hành vi bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài việc phạt tiền, người có hành vi vi phạm bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
                11. Trốn khỏi nơi cách ly bị xử lý như thế nào?
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù với mức cao nhất là 12 năm.
12. Một số quy định pháp luật về xuất, nhập cảnh trái phép
* Bộ Luật hình sự 2015
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 đến 15 năm tù:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng  trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
* Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
 Điều 17. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và đi lại
Khoản 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép.
Khoản 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
* Nghị định 169/2013/NĐ-CP
 Điều 6. Hành vi vi phạm quy định cư trú, đi lại hoạt động trong khu vực biên giới.
Khoản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cư trú, đi lại không đúng quy định trong khu vực biên giới; không khai báo hoặc che dấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trú trái phép trong khu vực biên giới.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
Khoản 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cư trú, đi lại không đúng quy định trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền; không đăng ký, trình báo với cơ quan chức năng khi thực hiện các hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
Khoản 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ra, vào, hoạt động  trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không có giấy tờ về người, phương tiện theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện nghiêm “3 không” về xuất, nhập cảnh
- Không xuất, nhập cảnh trái phép.
- Không tiếp tay, đưa đón hoặc bao che cho người xuất, nhập cảnh trái phép.
- Không môi giới người xuất, nhập cảnh trái phép.
14. Khi phát hiện người lạ mặt hoặc xuất, nhập cảnh trái phép
- Không tiếp xúc gần, giữ khoảng cách an toàn 02m
- Báo ngay cho đồn Biên phòng và chính quyền địa phương.
- Theo dõi hoạt động của người lạ mặt hoặc xuất, nhập cảnh trái phép.
15. Trách nhiệm của mỗi người dân
- Thực hiện tốt khuyến cáo của Bộ Y tế, các cơ sở y tế.
- Chấp hành nghiêm pháp luật và các quy định về phòng chống dịch, về hoạt động xuất, nhập cảnh.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, người thân cùng thực hiện tốt các Quy định.
- Tích cực, chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, tố giác, ngăn chặn những người không chấp hành pháp luật về xuất nhập cảnh./.
z2002891805125_edc7689849523fdb8b43d0611ad46443.jpg
z2002894233920_33ea30b6a9c2661298cec9ae0bf6fdd1.jpg
 

Thông tin bản quyền

Cơ quan: huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3846107 - Fax: (0269) 3846428 - Email:ubndducco@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Văn Thịnh- Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Đức Cơ
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 23 tháng 5 năm 2018  của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai